Email:

tainguyen.organic@gmail.com

Điện thoại/Zalo:

0907.177.781

Địa chỉ:

818 Đại Lộ Bình Dương, Hiệp THành, TDM, Bình Dương

Search
Close this search box.

Phân Đạm: Chìa Khóa Cho Một Vườn Cây Tươi Tốt và Khoẻ Mạnh

Phân đạm (còn gọi là phân Nitrogen) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và bền vững cho cây trồng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu các loại phân đạm phổ biến, ứng dụng của từng loại trong việc thúc đẩy cây trồng phát triển và các bí quyết sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả đối với cây trồng của bạn. 

Thêm vào đó qua bài viết bạn có thể đánh giá khách quan các khía cạnh về phân đạm như lợi ích, rủi ro khi sử dụng chúng, cũng như các sản phẩm hữu cơ có thể được sử dụng thay thế phân đạm trong trồng trọt.

phan dam

1. Tổng quan về phân đạm

1.1. Phân đạm là gì?

Phân đạm là một trong các loại phân bón phổ biến nhất trong nông nghiệp, có nhiệm vụ chính là cung cấp Nitơ (N) – một dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình tăng trưởng của cây trồng. Cụ thể hơn, Nitơ (N) đóng vai trò là thành phần chính để cấu tạo nên protein, enzyme và chất diệp lục ở cây.

1.2. Phân đạm gồm thành phần gì?

Phân đạm chủ yếu được tạo nên bởi các hợp chất chứa Nitơ nếu xét về thành phần hoá học. Các hợp chất này có thể là urê, amoni nitrat, amoni sunfat, canxi amoni nitrat và chúng có vai trò giải phóng thành phần Nitơ vào đất, ở dạng cây trồng có thể hấp thụ và tăng trưởng.

1.3. Các loại phân đạm phổ biến hiện nay

  • Urê: Phân Urê có thành phần Nitơ lên đến 46%, là loại phân đạm được sử dụng phổ biến nhất trong trồng trọt. Phân Ure thường được sản xuất ở dạng hạt hoặc ở dạng có thể hòa tan vào nước rồi dùng để phun trực tiếp lên cây trồng.
  • Amoni nitrat: Amoni nitrat có thành phần chứa đến 33% Nitơ. Đây cũng là loại phân hay được chọn để bổ sung cấp tốc nguồn Nitơ cho cây trồng. Amoni nitrat thường được sử dụng kết hợp với các loại phân bón khác để tạo ra sự cân bằng dinh dưỡng.
  • Amoni sunfat: Amoni sunfat bao gồm 21% Nitơ và 24% lưu huỳnh, là loại phân đạm tan chậm, thường được sử dụng với khu vực đất chua nhằm giúp giảm độ pH của đất.
  • Canxi amoni nitrat: Canxi amoni nitrat là loại phân đạm chứa 26% Nitơ và thường được lựa chọn khi cây cần cung cấp cả nguồn Nitơ và canxi. Khác với Amoni sunfat, loại phân này hay được sử dụng trong khu vực đất kiềm nhằm tăng độ pH của đất.

phan dam 1

2. Tác dụng của phân đạm trong tăng trưởng cây trồng

2.1. Tác dụng của Nitơ trong tăng trưởng cây trồng

Như đã đề cập, cây trồng cần Nitơ (N) để phát triển bởi Nitơ là thành phần chính tạo ra chất diệp lục, hay còn biết đến là yếu tố chịu trách nhiệm cho quá trình quang hợp. Ngoài ra, các thành phần như protein và enzyme, hoạt động trong các quá trình trao đổi chất khác nhau, cũng được cấu thành bởi nguyên tố Nitơ (N).

2.2. Cách thực vật hấp thụ Nitơ

Thực vật tiếp nhận Nitơ từ đất ở dạng các ion nitrat (NO3-) và amoni (NH4+). Những ion này sẽ được hấp thụ qua bộ rễ và di chuyển đến các lá, nơi chúng được sử dụng để hình thành các axit amin, protein và các hợp chất cần thiết khác.

2.3. Chu trình Nitơ

Chu trình Nitơ là một khái niệm mô tả quá trình mà Nitơ được chuyển đổi tự nhiên từ dạng này sang dạng khác trong môi trường nhất định. Trong đó rất nhiều các phản ứng sinh học và hóa học liên quan sẽ được diễn ra chẳng hạn như cố định Nitơ, nitrat hóa và khử nitrat. Với phân đạm, Nitơ ở dạng có thể chuyển hoá vào đất và từ đó được cây trồng hấp thụ, tối ưu hoá quá trình tăng trưởng và phát triển.

3. Hướng dẫn sử dụng phân đạm hiệu quả

3.1. Chọn phương pháp bón phân thích hợp

  1. Rải toàn bộ: Rải đều phân bón trên diện tích trồng trọt là một phương pháp đơn giản và hay được áp dụng với diện tích lớn thông qua rải bằng tay hoặc máy rải phân.
  2. Bón theo dải: Phương pháp bón phân theo dải hẹp gần rễ cây sẽ đảm bảo rằng các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ trực tiếp qua cơ quan rễ, hạn chế khả năng chất dinh dưỡng bị rửa trôi và tăng mức độ tiếp cận dinh dưỡng của cây trồng. 
  3. Bón cạnh rễ: Cách thức bón phân cạnh rễ được hiểu là bón phân lên bề mặt đất gần gốc cây, thường là sau khi cây bắt đầu phát triển. Mục tiêu của phương pháp này là cung cấp nguồn Nitơ bổ sung trong các giai đoạn tăng trưởng quan trọng, đảm bảo rằng cây trồng được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng.

3.2.  Hãy bón phân vừa đủ

Bón phân đúng liều lượng là một gạch đầu dòng quan trọng để cây phát triển tốt và ngăn chặn những tác dụng tiêu cực khi bón phân quá liều lượng cho phép. Khi xem xét sử dụng bất kỳ loại phân bón nào cho cây trồng của bạn, trước tiên hãy đảm bảo rằng bạn đã nắm chắc hướng dẫn sử dụng cũng như những khuyến nghị từ nhà sản xuất, sau đó hãy kiểm tra và đánh giá đất trồng để xem xét mức độ dinh dưỡng trong đất và chọn lựa sản phẩm phân bón thích hợp. 

phan dam 4

3.3. Hãy bón phân đúng thời điểm

Xác định những giai đoạn phát triển quan trọng mà cây cần bổ sung thêm nguồn Nitơ và lựa chọn thời điểm để bón phân đạm là bước quan trọng để tối ưu hoá quá trình trồng trọt và tạo năng suất cao. Theo đó, Nitơ thường được bổ sung cho cây chủ yếu vào giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng. Đây cũng là thời điểm nhu cầu về Nitơ của cây trồng ở ngưỡng cao nhất. Hãy quan sát cây trồng của bạn trong giai đoạn này để phát hiện những dấu hiệu thiếu hụt Nitơ và bổ sung phân đạm ngay khi cần thiết

4. Ưu điểm của phân đạm

4.1. Cây lớn nhanh hơn

Lượng Nitơ được chuyển hoá từ phân đạm thường giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng hơn. Nếu được bón đúng cách thức và thời điểm, cây được bón phân đạm sẽ cho ra tán lá xanh tốt, phát triển mạnh mẽ.

4.2. Tăng năng suất trồng trọt

Cây phát triển mạnh với tốc độ nhanh hơn đặc biệt có lợi cho những người làm vườn và nông dân bởi nó sẽ làm tăng năng suất cây trồng. Với nguồn Nitơ dồi dào từ phân đạm, họ có thể thúc đẩy cây phát triển nhanh hơn và tạo ra sản lượng lớn hơn trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

4.3. Cải thiện sức đề kháng của cây

Cây được cung cấp đầy đủ nguồn Nitơ cần thiết sẽ có sức khoẻ và khả năng chống chọi bệnh tật hoặc sâu bệnh tốt hơn, ngoài ra khả năng phục hồi của cây cũng rõ rệt hơn.

5. Nhược điểm của phân đạm

5.1. Gây hại cho cây khi bón quá mức

  • Ngộ độc đạm: Ngộ độc đạm là tình trạng diễn ra khi cây được bón phân với liều lượng quá mức. Hậu quả của ngộ độc đạm có thể nhận thấy qua các biểu hiện như cây bị cháy lá, còi cọc, bộ rễ kém phát triển. Lưu ý sử dụng đúng liều lượng được khuyến nghị để tránh tình trạng này.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Dư thừa nitơ ở mức độ nhẹ hơn có thể gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng, chẳng hạn như dẫn đến sự thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu khác như phốt pho và kali và làm giảm khả năng phát triển của cây.

phan dam 3

5.2. Ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường

  • Ô nhiễm nguồn nước: Tăng nồng độ nitrat và nitrit trong các nguồn nước lân cận là hệ quả thường thấy tại các khu vực . Các hợp chất này có thể gây ra hiện tượng tảo nở hoa, dẫn đến cạn kiệt oxy và gây hại cho đời sống thủy sinh.
  • Tạo khí nhà kính: Mặt trái của việc sản xuất và sử dụng phân đạm là góp phần gây ra phát thải khí nhà kính, đặc biệt là oxit nitơ, một loại khí nhà kính có tác động không nhỏ đến môi trường.

6. Sử dụng loại phân bón nào thay thế phân đạm?

6.1. Phân hữu cơ

Phân bón hữu cơ là loại phân bón được tạo nên từ các loại nguyên vật liệu hữu cơ chẳng hạn như phế phẩm nhà bếp, chất thải động hay rác sân vườn. Phân bón hữu cơ cũng có khả năng cung cấp một nguồn nitơ hữu cơ tuyệt vời cho cây trồng cùng các chất dinh dưỡng quan trọng khá.

6.2. Phân chuồng

Phân chuồng cũng là một dạng phân hữu cơ được tạo nên từ chất thải động vật, có khả năng bổ sung nguồn Nitơ hữu cơ cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên, để phân chuồng hoạt động hiệu quả, phân cần được xử lý ủ kỹ để tránh những  mầm bệnh tiềm ẩn và giảm thiểu khả năng thất thoát chất dinh dưỡng.

6.3. Phân xanh

Quá trình tạo ra phân xanh liên quan đến việc dùng xác của các loại cây xanh để tạo một lớp che phủ trên mặt đất, chẳng hạn như cây họ đậu. Tác dụng của lớp phủ này là cố định nitơ từ khí quyển và chuyển hóa vào cây trồng khi đưa vào đất.

6.4. Luân canh và cây phân xanh

Luân canh kết hợp với sử dụng phân xanh có thể duy trì độ màu mỡ của đất và đảm bảo rằng cây trồng tiếp cận được các chất dinh dưỡng cần thiết.

7. Bí quyết lựa chọn phân đạm phù hợp

7.1. Hãy thử nghiệm đất

Tiến hành kiểm tra đất là bước quan trọng đầu tiên để lựa chọn phân đạm và liều lượng sử dụng thích hợp với đất trồng. Những số liệu có giá trị về mức độ dinh dưỡng có được từ việc kiểm nghiệm đất trồng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sử phân thích hợp.

7.2. Hiểu rõ nhu cầu của cây

Mỗi loại cây sẽ có nhu cầu tiêu thụ các chất  dinh dưỡng khác nhau, vì vậy để trồng cây hiệu quả bạn sẽ cần phải nắm được nhu cầu cụ thể của loại cây mình lựa chọn. Chẳng hạn một số cây có thể cần tiêu thụ hàm lượng nitơ cao hơn để phát triển, trong khi những loại cây khác lại có nhu cầu về protein cao hơn. Vì vậy bạn cần xem xét nhu cầu của giống cây và lựa chọn một sản phẩm phân đạm có thành phần và nồng độ thích hợp với nhu cầu của chúng.

7.3. Cân đối lựa chọn phân bón

Sau khi kiểm tra đất và xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây, hãy xem xét lựa chọn phân bón dựa trên các yếu tố như loại nitơ, tốc độ giải phóng và các thành phần dinh dưỡng bổ sung có trong phân bón sao cho phù hợp nhất.

phan dam 5

 

8. Ứng dụng của phân đạm

8.1. Sử dụng trong vườn nhà

Nhiều nhà vườn đã lựa chọn phân đạm và thành công trong việc thúc đẩy cây phát triển cũng như tăng năng suất. Bằng cách nghiên cứu thật kỹ lưỡng về đất trồng, giống cây, lựa chọn đúng loại phân đạm và bón đúng cách, khu vườn đã có được những kết quả thực sự ấn tượng.

8.2. Sử dụng trong thương mại nông nghiệp

Phân đạm được sử dụng rất phổ biến trong thương mại nông nghiệp bởi về bản chất phân đạm giúp tăng năng suất cây trồng cao và duy trì độ màu mỡ của đất. Người làm vườn hoặc nông dân thường có xu hướng sử dụng kết hợp các loại phân bón nitơ khác nhau và các phương pháp ứng dụng để đáp ứng nhu cầu và điều kiện phát triển cụ thể của cây trồng.

9. Tóm lược

Tóm lại, phân đạm góp phần không nhỏ đối với sự thành công của các hoạt động làm vườn và canh tác. Nắm bắt được các loại phân bón nitơ khác nhau cũng như vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng và cách sử dụng hiệu quả là những bí quyết quan trọng để cây trồng khỏe mạnh, phát triển mạnh mẽ và tối đa hóa sản lượng. Ngoài ra hãy đánh giá những rủi ro và nhược điểm liên quan đến việc bón phân đạm quá mức và cân nhắc sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay thế khi có thể.

10. Câu hỏi thường gặp (FAQ)

10.1. Phân đạm có phù hợp với tất cả các loại cây trồng không?

Mặc dù phân đạm mang lại lợi ích cho nhiều loại cây khác nhau xong điều cần thiết là nó phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng loại cây đó. Một số cây có thể cần tiêu thụ một lượng nitơ cao hơn, trong khi những cây khác thì không.

10.2. Tần suất sử dụng phân đạm như thế nào là tốt?

Tần suất bón phân đạm tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của cây trồng cũng như nồng độ của loại phân đạm bạn lựa chọn. Thông thường, phân đạm sẽ được bón cho cây vào giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng và có thể cần bón bổ sung trong các giai đoạn sinh trưởng quan trọng hoặc để phục hồi trong các trường hợp có dấu hiệu thiếu hụt nitơ.

10.3. Có nên sử dụng phân đạm thường xuyên không?

Sử dụng quá nhiều phân đạm có thể dẫn đến các hậu quả tiêu cực như ngộ độc nitơ, mất cân bằng dinh dưỡng và gây ra các tác động không tốt đến môi trường. Hãy bón phân đạm đúng liều lượng dựa trên nhu cầu của cây và kết quả kiểm tra đất.

10.4. Có lựa chọn nào thay thế phân đạm không?

Có, nông dân có thể sử dụng các loại phân bón khác thay thế cho phân đạm chẳng hạn như phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh, luân canh và cây phân xanh. Ưu điểm của các loại phân bón hữu cơ này là có thể cung cấp nguồn nitơ bền vững và thân thiện với môi trường hơn.

10.5. Làm cách nào để biết cây cần bổ sung nitơ?

Các dấu hiệu thiếu đạm ở thực vật có thể được nhận diện qua mắt thường bao gồm vàng lá, cây còi cọc và giảm năng suất cây trồng rõ rệt. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này ở cây trồng của mình thì rất có thể cây cần bón phân bổ sung. Đừng bỏ qua bước kiểm tra đất bởi nó cũng có thể giúp bạn xác định xem cây của bạn có thiếu nitơ hoặc các dưỡng chất cần thiết khác hay không.

10.6. Phân đạm có thể gây hại cho môi trường không?

Có, việc bón phân đạm quá liều lượng có thể góp phần gây ô nhiễm nguồn nước và phát thải khí nhà kính. Để giảm thiểu những rủi ro môi trường này, hãy bón phân đạm theo đúng liều lượng khuyến cáo và cân nhắc sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay thế.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tai-nguyen-logo-1.jpg
Phân bón Tài Nguyên

Công ty TNHH Khử Trùng Tài Nguyên